Phần này toàn thuật ngữ tin học, và nói thực tôi viết dựa trên ý hiểu của mình sau khi được các bạn của tôi chỉ và tham khảo thêm vài sư phụ, tài liệu và cả bác Google nữa, mong rằng sẽ được chia sẻ thêm kiến thức của các chuyên gia và các sư phụ khác để tôi tiếp tục được mở mang tầm mắt.
Nhà có sẵn máy tính và điện thoại nên không khó để làm các bước này...
Đầu tiên tớ xem thị trường có nhu cầu về món nào cao hơn trong các món của tớ đã chọn trước là: Khô trâu, khô bò, khô cá, khô nhái, khô rắn, khô gà...
Tớ gọi là đo Độ rộng thị trường: Và hai công cụ miễn phí là Google search, Google adword.
Với Google search, lần lượt tớ chỉnh thời gian theo hai khung để kiểm tra là, một năm và một tháng qua. 2 số liệu này sẽ phản ánh số lượng dài hạn và hiện tại. Để biết nhu cầu có ổn định hay không, tuy nhiên số liệu từ Google search rất loãng vì vậy không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó mà phải dùng thêm Google adwords, để sử dụng công cụ này bạn phải có tài khoản Gmail, chú ý là dùng phần miễn phí nhé.
Sau khi bạn đã có tài khoản:
Trước tiên ta cần đăng nhập vào tài khoản Adwords > Vào Tools (công cụ) > Vào Keyword Planner (công cụ lập kế hoạch từ khóa) > chọn dòng Search for new keywords using a phrase, website or category (tìm từ khóa mới bằng cách sử dụng cụm từ, trang web hoặc danh mục) > vào ô nhập từ khóa, gõ chữ "khô gà" có dấu và không dấu.
Tiếp theo vào ô Targeting (nhắm mục tiêu) > chọn Locations (vị trí), chọn HCM, Hà Nội, hoặc chọn quốc gia Việt Nam, nếu chúng ta nhắm thị trường quốc gia.
> Sau đó nhấn nút "Get ideas (lấy ý tưởng) > đến trang kết quả, chọn keyword ideas (ý tưởng từ khóa) > nó sẽ hiện lên số lượng tìm kiếm của từ khóa mà ta đưa vào. Google cũng gợi ý cho chúng những từ khóa liên quan bên dưới những từ khóa mà chúng ta nhập vào. Để khuyến khích Google gợi ý thêm từ khóa, chúng ta có thể bổ sung thêm các từ khóa liên quan trực tiếp tới sản phẩm mà có lượng tìm kiếm tương đối lớn có dấu và không dấu vào ô nhập từ khóa, rồi tiếp tục nhấn nút "Get idear (lấy ý tưởng).
Công cụ này hay ở chỗ, nó đánh giá số lượng từ khoá, từ khoá liên quan, mức độ cạnh tranh của từ khoá theo cấp độ (cao, trung bình, thấp), và các từ khoá với số lượng tìm kiếm cụ thể.
Vậy với hai công cụ này sơ bộ bạn sẽ nhìn ra bức tranh thị trường của bạn.
Bước thứ 2 là dự báo nhu cầu thị trường bằng Google Trends, đây là bước dễ nhất, vì chỉ cần vào google trends và gõ từ khoá là biểu đồ sẽ hiện ra, bạn quan sát biểu đồ và số liệu trên màn hình là có thể thấy xu hướng hiện tại của sản phẩm bạn kinh doanh.
Với google trends bạn có thể xác định được mức độ tìm kiếm ở địa phương nào cao nhất để nhắm thị trường khu vực sát nhất, phục vụ quảng cáo sau này, tuyệt vời hơn nó cho biết chu kỳ của nhu cầu theo thời gian trong năm, thời điểm nào cao và thấp khi bạn chọn quãng thời gian vài năm, nếu bạn chọn trong 1 tuần, bạn có thể xem được lượng tìm kiếm vào thời gian nào trong ngày là cao nhất, như thế bạn có thể căn được thời gian đăng bài nếu bán online.
Bước 3 nghiên cứu về đối thủ gồm số lường và những kẻ cầm đầu, mục đích là để biết mức độ cạnh tranh cao hay không, đối thủ đáng gờm thế nào, họ mạnh và yếu gì, học được gì từ họ, có điểm gì để ta hơn họ không, có ngách nào mà họ chưa khai thác không.
Công cụ sử dụng là: Allintitle
Chỉ cần đánh dòng allintitle: Sản phẩm; (allintitle: khô gà) là được. Công cụ này cho biết tất cả các trang có tiêu đề chứa tên sản phẩm bạn cần tìm, tuy nhiên không có nghĩa càng nhiều trang web càng nhiều người bán mà bạn cần hiểu một nội dung có thể rất nhiều trang web đăng.
Vì thế bạn cần chịu khó ngồi lọc trong 100 trang đầu tiên xem số lượng đối thủ của bạn có bao nhiêu trang: Đó là những trang thương hiệu và trang thương mại điện tử, trang địa điểm, trang vàng, fanpage... Trong 100 trang đó có bao nhiêu đối thủ, trong top 30 có bao nhiêu đối thủ. Thông thường top 30 là tốp mà họ đầu tư nhiều, có thể là bằng quảng cáo hoặc kỹ thuật SEO, bạn sẽ học được khối điều từ những trang này vì chủ của nó đã đổ công, đổ sức, đổ của vào đó rất nhiều...
Ngoài việc xác định bao nhiêu đối thủ bạn cần xem thủ đoạn quảng cáo của họ, họ có những kênh nào để áp sát khách hàng: Trang web, TMĐT (thương mại điện tử), địa điểm, youtube, blog, địa điểm... Và học họ cách họ xuất hiện trên đó.
Hành vi tìm kiếm của khách hàng. Nhờ Google search, Google adword khi bạn gõ từ khoá, Google sẽ cho những từ tương tự từ khoá để bạn biết khách hàng đang tìm tên sản phẩm theo cách nào.
Ví dụ khi bạn gõ: Khô gà; nó sẽ cho bạn các từ liên quan như: khô gà hcm, khô gà ở đâu rẻ, khô gà lá chanh... Điều này sẽ rất có lợi để bạn làm hastag và viết bài chuẩn SEO sau này. Riêng với Google adwords còn cho phép xem được từ khoá nào đang được tìm kiếm nhiều để ta ưu tiên viết bài, làm hastag...
Có vẻ không khó lắm các bạn nhỉ. Trên đây cũng chỉ là kiến thức tôi có được và mang tới gọi là góp vui, giao lưu trao đổi nếu mọi người có gì đóng góp cứ thẳng thắn nhé.
Xem thêm: Phần 1: KHỞI NGHIỆP VUI - KHỞI NGHIỆP VỚI 1 TRIỆU ĐỒNG [ PHẦN 1 ]