Không hẳn là vậy! Nhưng tỷ phú Thái đã mất 18.000 tỷ đồng chỉ sau 2 ngày thâu tóm Sabeco (cty sở hữu Bia Saigon) bằng thương vụ mua hơn 343 triệu cổ phiếu SAB với giá 320.000 đồng/CP. Nếu tôi không nhầm thì đến ngày hôm nay, với sự sụt giám giá cổ phiếu SAB xuống còn 254.900 đồng/cp, vị tỷ phú này đã mất trên 22.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ đô la). Một khoảng "bốc hơi" tài sản khủng như vậy chỉ sau vài ngày không thể nói là đã được tính toán trước và không có gì đáng lo! Nhưng vì sao mất?
Theo tôi, đó là vì phản ứng (có phần thái quá?) của các nhà đầu tư khi họ nhận ra thương hiệu Bia Saigon có thể hết được yêu bởi nhiều người tiêu dùng VN một khi nó thuộc về người Thái. Và những nhận định của tôi về việc “tụt cảm xúc” của nhiều người từng yêu quí bia Saigon sau khi nó thuộc về người Thái là có cơ sở. Tôi tin chắc, nếu không có một chiến lược truyền thông phù hợp, thương hiệu Bia Saigon sẽ còn tụt dốc thảm hại khi mà linh hồn, giá trị cảm xúc của nó không còn đủ mạnh trong tâm trí người tiêu dùng Việt. Và giá trị cảm xúc (emotional value) là thứ không thể coi thường!
Tỷ phú Thái có thể đã tính toán rất kỹ về tài chính, thị phần, xu hướng tiêu dùng, lợi thế cạnh tranh, hệ thống pp… và nhiều chỉ số khác về Bia Saigon nên mới quyết định bỏ ra gần 5 tỷ USD để mua nó. Nhưng cũng rất có thể, tỷ phú này không tính đến giá trị cảm xúc của thương hiệu – thứ đem lại nguồn vốn thương hiệu (brand equity) cho Bia Saigon, và cũng chính là thứ tạo nên giá trị thương hiệu (brand value) hàng chục tỷ USD cho nó (tôi dùng brand equity và brand value là vì 2 khái niệm này về bản chất là khác nhau và hàm ý cũng khác nhau).
Trong “công cuộc” săn mồi, không phải lúc nào “cá mập” cũng thắng; và không phải lúc nào “con mồi” cũng thua! Hãy chờ xem, "con cá mập" này sẽ làm gì để nâng cảm xúc người tiêu dùng Việt lên như nâng cảm xúc người hâm một Việt trong một trận cầu mà đội tuyển VN bị thua trước đội tuyển Thái Lan (không dễ!). Share tự do!
Theo tôi, đó là vì phản ứng (có phần thái quá?) của các nhà đầu tư khi họ nhận ra thương hiệu Bia Saigon có thể hết được yêu bởi nhiều người tiêu dùng VN một khi nó thuộc về người Thái. Và những nhận định của tôi về việc “tụt cảm xúc” của nhiều người từng yêu quí bia Saigon sau khi nó thuộc về người Thái là có cơ sở. Tôi tin chắc, nếu không có một chiến lược truyền thông phù hợp, thương hiệu Bia Saigon sẽ còn tụt dốc thảm hại khi mà linh hồn, giá trị cảm xúc của nó không còn đủ mạnh trong tâm trí người tiêu dùng Việt. Và giá trị cảm xúc (emotional value) là thứ không thể coi thường!
Tỷ phú Thái có thể đã tính toán rất kỹ về tài chính, thị phần, xu hướng tiêu dùng, lợi thế cạnh tranh, hệ thống pp… và nhiều chỉ số khác về Bia Saigon nên mới quyết định bỏ ra gần 5 tỷ USD để mua nó. Nhưng cũng rất có thể, tỷ phú này không tính đến giá trị cảm xúc của thương hiệu – thứ đem lại nguồn vốn thương hiệu (brand equity) cho Bia Saigon, và cũng chính là thứ tạo nên giá trị thương hiệu (brand value) hàng chục tỷ USD cho nó (tôi dùng brand equity và brand value là vì 2 khái niệm này về bản chất là khác nhau và hàm ý cũng khác nhau).
Trong “công cuộc” săn mồi, không phải lúc nào “cá mập” cũng thắng; và không phải lúc nào “con mồi” cũng thua! Hãy chờ xem, "con cá mập" này sẽ làm gì để nâng cảm xúc người tiêu dùng Việt lên như nâng cảm xúc người hâm một Việt trong một trận cầu mà đội tuyển VN bị thua trước đội tuyển Thái Lan (không dễ!). Share tự do!