Bài viết này là PHẦN 2 trong chuyên mục: HÀNH TRÌNH KHỞI NGHIỆP
Vẫn bắt đầu với công ty Hovi2lo của bạn nhé. Sau khi tính toán bạn cần khoản vốn lên tới 500 triệu đồng để bảo đảm các khoản dự trù tài chính.
Bạn bắt đầu cho công cuộc huy động vốn, bạn quyết định bán hết lợn, gà, chó,... và đạp luôn cả con heo đất mới chỉ được 200 triệu, còn thiếu 300 triệu. Bạn quyết định rủ mấy thằng bạn tham gia thành lập cty cổ phần.
Với vốn góp là 500 triệu, bạn dự định chia thành 5 phần, mỗi phần 100 triệu. Như vậy bạn góp 200 triệu tương đương với 2 phần, ba người bạn, mỗi người kia góp 100 triệu sẽ nhận được 1 cổ phần. Thế là đẹp.
Tuy nhiên vấn đề phát sinh là ba người bạn đó, có người thấy ý tưởng tuyệt vời nên muốn góp 160 triệu, có người đồng ý 100 triệu, người kia thì chỉ có 40 triệu để góp. Và bạn quyết định chia nhỏ cổ phần ra thành 10 triệu cho một cổ phần. Như vậy sẽ dễ huy động vốn hơn. (sau này nếu ăn nên làm ra, Cty của bạn có cơ hội phát hành cổ phiếu đại chúng, lên sàn chứng khoán các cổ phần sẽ được chia nhỏ thành 10k/ cổ phần. Lúc đó, cổ phần sẽ được đại diện bằng những tờ giấy theo quy định của Pháp luật. Được gọi là cổ phiếu. Vậy cổ phiếu được hiểu là tờ giấy đại diện cho cổ phần)
Cơ cấu cổ phần như sau: Tổng tiền góp là 500 triệu.
-- Bạn 200 triệu, mỗi cổ phần giá 10 triệu vậy bạn có 20 cổ phần.
-- Ông Từ trần góp 160 triệu tương đương 16 cổ phần
-- Ông Cà Trớn góp 100 triệu tương đương 10 cổ phần
-- Ông Hà Tiện chỉ có 4 cổ phần vì góp 40 triệu.
Cả bốn người sẽ được gọi là cổ đông và bạn là cổ đông có tỷ lệ nắm giữ cao nhất, sẽ đi kèm với những quyền lợi như quyền biểu quyết, phủ quyết cao nhất (đây là điểm khác rất lớn với Cty TNHH hai thành Viên), sẽ được chia lợi nhuận nhiều nhất theo tỷ lệ góp vốn...
Tỷ lệ vốn góp được tính bằng số tiền từng cá nhân góp chia cho Tổng số tiền góp cụ thể như sau:
-- Bạn giữ tỷ lệ nắm giữ cổ phần cao nhất 40% (200 triệu góp của bạn, chia cho 500 triệu Tổng vốn của Cty)
-- Ông Từ trần là 160/500 bằng 32%
-- Ông Cà Chớn là 100/500 bằng 20%
Và ông Hà Tiện là 8%.
Thủ tục góp vốn xong xuôi, sau khi đăng ký thành lập Cty có tên là CTY CỔ PHẦN HOVI2LO trong phiên họp Hội đồng quản trị, bạn có tận 20 quyền biểu quyết, các thành Viên khác có 16, 10 và 4 quyền. Chúng ta chưa bàn sâu về vụ quyền biểu quyết vì chưa tới lúc phát sinh đấu đá nói bộ.
Vì tin tưởng bạn cộng với số cổ phần lớn nhất mọi Người bầu bạn (ông Phạm Nhân) làm Chủ tịch hội đồng quản trị. Và chọn một người có năng lực (ông Từ Trần) giao chức giám đốc (Theo quy định mới thì Chủ tịch HDQT không được kiêm Tổng Giám đốc). Và các chức vụ khác. Vậy là đã có người chịu trách nhiệm rồi.
Vậy Cty CỔ PHẦN HOVI2LO có ông Phạm Nhân giữ chức vụ Chủ tịch HDQT và ông Từ Trần làm giám đốc.
Một số đặc điểm Cty Cổ Phần
- Phải có 3 thành Viên góp vốn trở lên
- Được phát hành cổ phần để huy động vốn.
- Cổ đông được quyền tham gia điều hành, kiểm soát cty thông qua tỷ lệ phiếu bầu.
- Cổ đông được chia lời và chịu lỗ theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
- CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư và có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- CTCP phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc). Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có Ban kiểm soát.
CTY cổ phần là công ty khá phức tạp về bộ máy tổ chức và quản lý nhưng lại không giới hạn về quy mô vốn và thành Viên nên rất được lựa chọn làm mô hình kinh doanh hiện nay.
Tuy nhiên còn rất nhiều các quy định khác chặt chẽ về mặt Pháp lý mà phạm vi bài viết mình không thể nêu hết, cũng như bản thân tôi là dân tài chính chứ không phải Luật nên không viết cặn kẽ được. Các bạn có thể tìm hiểu thêm từ các sư phụ khác.
Xem thêm PHẦN 1: CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Vẫn bắt đầu với công ty Hovi2lo của bạn nhé. Sau khi tính toán bạn cần khoản vốn lên tới 500 triệu đồng để bảo đảm các khoản dự trù tài chính.
Bạn bắt đầu cho công cuộc huy động vốn, bạn quyết định bán hết lợn, gà, chó,... và đạp luôn cả con heo đất mới chỉ được 200 triệu, còn thiếu 300 triệu. Bạn quyết định rủ mấy thằng bạn tham gia thành lập cty cổ phần.
Với vốn góp là 500 triệu, bạn dự định chia thành 5 phần, mỗi phần 100 triệu. Như vậy bạn góp 200 triệu tương đương với 2 phần, ba người bạn, mỗi người kia góp 100 triệu sẽ nhận được 1 cổ phần. Thế là đẹp.
Tuy nhiên vấn đề phát sinh là ba người bạn đó, có người thấy ý tưởng tuyệt vời nên muốn góp 160 triệu, có người đồng ý 100 triệu, người kia thì chỉ có 40 triệu để góp. Và bạn quyết định chia nhỏ cổ phần ra thành 10 triệu cho một cổ phần. Như vậy sẽ dễ huy động vốn hơn. (sau này nếu ăn nên làm ra, Cty của bạn có cơ hội phát hành cổ phiếu đại chúng, lên sàn chứng khoán các cổ phần sẽ được chia nhỏ thành 10k/ cổ phần. Lúc đó, cổ phần sẽ được đại diện bằng những tờ giấy theo quy định của Pháp luật. Được gọi là cổ phiếu. Vậy cổ phiếu được hiểu là tờ giấy đại diện cho cổ phần)
Cơ cấu cổ phần như sau: Tổng tiền góp là 500 triệu.
-- Bạn 200 triệu, mỗi cổ phần giá 10 triệu vậy bạn có 20 cổ phần.
-- Ông Từ trần góp 160 triệu tương đương 16 cổ phần
-- Ông Cà Trớn góp 100 triệu tương đương 10 cổ phần
-- Ông Hà Tiện chỉ có 4 cổ phần vì góp 40 triệu.
Cả bốn người sẽ được gọi là cổ đông và bạn là cổ đông có tỷ lệ nắm giữ cao nhất, sẽ đi kèm với những quyền lợi như quyền biểu quyết, phủ quyết cao nhất (đây là điểm khác rất lớn với Cty TNHH hai thành Viên), sẽ được chia lợi nhuận nhiều nhất theo tỷ lệ góp vốn...
Tỷ lệ vốn góp được tính bằng số tiền từng cá nhân góp chia cho Tổng số tiền góp cụ thể như sau:
-- Bạn giữ tỷ lệ nắm giữ cổ phần cao nhất 40% (200 triệu góp của bạn, chia cho 500 triệu Tổng vốn của Cty)
-- Ông Từ trần là 160/500 bằng 32%
-- Ông Cà Chớn là 100/500 bằng 20%
Và ông Hà Tiện là 8%.
Thủ tục góp vốn xong xuôi, sau khi đăng ký thành lập Cty có tên là CTY CỔ PHẦN HOVI2LO trong phiên họp Hội đồng quản trị, bạn có tận 20 quyền biểu quyết, các thành Viên khác có 16, 10 và 4 quyền. Chúng ta chưa bàn sâu về vụ quyền biểu quyết vì chưa tới lúc phát sinh đấu đá nói bộ.
Vì tin tưởng bạn cộng với số cổ phần lớn nhất mọi Người bầu bạn (ông Phạm Nhân) làm Chủ tịch hội đồng quản trị. Và chọn một người có năng lực (ông Từ Trần) giao chức giám đốc (Theo quy định mới thì Chủ tịch HDQT không được kiêm Tổng Giám đốc). Và các chức vụ khác. Vậy là đã có người chịu trách nhiệm rồi.
Vậy Cty CỔ PHẦN HOVI2LO có ông Phạm Nhân giữ chức vụ Chủ tịch HDQT và ông Từ Trần làm giám đốc.
Một số đặc điểm Cty Cổ Phần
- Phải có 3 thành Viên góp vốn trở lên
- Được phát hành cổ phần để huy động vốn.
- Cổ đông được quyền tham gia điều hành, kiểm soát cty thông qua tỷ lệ phiếu bầu.
- Cổ đông được chia lời và chịu lỗ theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
- CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư và có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- CTCP phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc). Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có Ban kiểm soát.
CTY cổ phần là công ty khá phức tạp về bộ máy tổ chức và quản lý nhưng lại không giới hạn về quy mô vốn và thành Viên nên rất được lựa chọn làm mô hình kinh doanh hiện nay.
Tuy nhiên còn rất nhiều các quy định khác chặt chẽ về mặt Pháp lý mà phạm vi bài viết mình không thể nêu hết, cũng như bản thân tôi là dân tài chính chứ không phải Luật nên không viết cặn kẽ được. Các bạn có thể tìm hiểu thêm từ các sư phụ khác.
Xem thêm PHẦN 1: CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM