1. Đi lòng vòng nhà, nhìn coi có những cái nào đóng bụi nhiều lớp, nhiều tầng trên đó thì quyết định suy xét, coi nên đem cho ai đó cần dùng hay thẳng tay bỏ đi, rõ ràng để đóng bụi như vậy là mình không có nhu cầu dùng tới nhiều, lần sau đừng mua những thứ như vậy, có cần dùng thì hỏi bạn bè, hỏi thuê, dùng xong trả, không mua.
2. Muốn mua một món đồ gì đó, nhẩm tính thử bằng cách lấy lương tháng chia cho giá trị của món đó, nếu chiếm trên 20% cho một món hàng thì suy nghĩ cho thật kỹ. Ví dụ mua cái điện thoại mà nó tốn 2 tháng lương của mình thì đắn đo tính cho kỹ vào.
3. Lấy giá tiền của món đó, chia cho số lần mình có thể sử dụng nó, hoặc món tương tự đã có ở nhà để coi mỗi lần dùng là bao nhiêu tiền, nhiều quá thì nên cân nhắc. Ví dụ mua cái túi xách ba bốn triệu về rồi không dám dùng, mỗi năm chỉ dùng một lần, vậy tính ra mỗi lần dùng hơn triệu bạc, uổng chứ.
4. Chia chi tiêu ra để dùng và để dành, nghiêm khắc với bản thân, không dùng lấn qua các phần khác, mình không tự quản lý mình được thì còn làm cái gì được? Ví dụ, 50% lương cho sinh hoạt, tiêu xài, 20% cho du lịch, 30% để dành, hoặc ngược lại để dành 20%, du lịch 30%. Lương ít xài ít, lương nhiều xài nhiều, không ngược lại.
5. Vay tiền thì để làm ăn, tuyệt đối không vay tiền để ăn xài, mua đồ sang chảnh.
6. Thay vì mua sắm vô tội vạ, đụng cái thứ gì cũng mua hay hứng lên là mua thì để dành tiền, chờ đến những dịp nó khuyến mãi khủng để mua.
Chúc các bạn làm theo và tiết kiệm được nhiều tiền, khỏi đi mượn tiền chúng sanh để chúng chửi lên đầu.
2. Muốn mua một món đồ gì đó, nhẩm tính thử bằng cách lấy lương tháng chia cho giá trị của món đó, nếu chiếm trên 20% cho một món hàng thì suy nghĩ cho thật kỹ. Ví dụ mua cái điện thoại mà nó tốn 2 tháng lương của mình thì đắn đo tính cho kỹ vào.
3. Lấy giá tiền của món đó, chia cho số lần mình có thể sử dụng nó, hoặc món tương tự đã có ở nhà để coi mỗi lần dùng là bao nhiêu tiền, nhiều quá thì nên cân nhắc. Ví dụ mua cái túi xách ba bốn triệu về rồi không dám dùng, mỗi năm chỉ dùng một lần, vậy tính ra mỗi lần dùng hơn triệu bạc, uổng chứ.
4. Chia chi tiêu ra để dùng và để dành, nghiêm khắc với bản thân, không dùng lấn qua các phần khác, mình không tự quản lý mình được thì còn làm cái gì được? Ví dụ, 50% lương cho sinh hoạt, tiêu xài, 20% cho du lịch, 30% để dành, hoặc ngược lại để dành 20%, du lịch 30%. Lương ít xài ít, lương nhiều xài nhiều, không ngược lại.
5. Vay tiền thì để làm ăn, tuyệt đối không vay tiền để ăn xài, mua đồ sang chảnh.
6. Thay vì mua sắm vô tội vạ, đụng cái thứ gì cũng mua hay hứng lên là mua thì để dành tiền, chờ đến những dịp nó khuyến mãi khủng để mua.
Chúc các bạn làm theo và tiết kiệm được nhiều tiền, khỏi đi mượn tiền chúng sanh để chúng chửi lên đầu.